Dị ứng nước hồ bơi - Đi bơi về bị [NGỨA] làm thế nào?

11/09/2020 10:08 UTC - Lượt xem: 82297

Dị ứng nước hồ bơi là vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bơi như viêm da, mẩn ngứa,..., Hiện tượng này thường xuyên xảy ra khi bơi tại các bể bơi công cộng, kinh doanh. Vậy nguyên nhân do đâu? Các điều trị như thế nào hiệu quả? Làm sao để phòng tránh tình trạng này xảy ra? Cùng Union tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

Dị ứng nước hồ bơi

 

Dị ứng nước hồ bơi có biểu hiện như thế nào?

Dị ứng là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các chất vô hại trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được. Nguyên nhân dị ứng chủ yếu bao gồm tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm trong thời thơ ấu, ô nhiễm môi trường, các loại chất gây dị ứng, và chế độ ăn uống thay đổi. (Theo Wikipedia) 

Dị ứng nước bể bơi là tình trạng cơ thể bị phản ứng di thường khi tiếp xúc hoặc sau khi tiếp xúc, bơi lội trong nước nước hồ bơi. Các triệu trứng thường gặp khi bị dị ứng nước hồ bơi:

  • Đi bơi về bị ngứa, da nóng đỏ, bị nổi mề đay khó chịu
  • Khó thở, choáng váng, cơ thể mệt mỏi.
  • Đau đầu, cảm giác khó chịu trong người.
  • Dạ xuất hiện mụn nhọt
  • Đau họng, cảm giác khó nuốt

Dị ứng nói chung và dị ứng nước bể bơi nói riêng không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên đây là căn bệnh gây phiền toái và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của người bệnh. Dị ứng có thể gây đau rát, ngứa ngáy toàn cơ thể gây khó chịu, nếu chăm sóc không đúng cách, thường xuyên cọ gãi có thể gây viêm loét và để lại sẹo.

Trong trường hợp cơ thể bạn mệt mỏi, mẩn đỏ lan nhanh, khó thở, choáng váng..thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị, tránh tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà.

Biểu hiên của dị ứng nước bể bơi

Biểu hiện của dị ứng nước

 

Nguyên nhân bị dị ứng nước bể bơi

Nguyên nhân dị ứng nước bể bơi chủ yếu là do các vấn đề sau.

1. Nước hồ bơi chứa nhiều cặn bẩn, vi sinh vật

Nước hồ bơi bị ô nhiễm, chứa nhiều cặn bẩn và vi sinh vật có hại. Xuất phát từ các yếu tốt sau:

  • Công trình hồ bơi ngoài trời thường xuyên bị các tác nhân từ môi trường bụi, rác thải, hay lá cây rơi, phân chim,…rơi vào hồ
  • Các nguồn chất thải được bài tiết từ cơ thể người bơi như mồ hôi, mỹ phẩm, nước tiểu, nước bọt…

Vì vậy, chủ bể bơi phải xử lý nước bể bơi thường xuyên. Sử dụng đến các loại hóa chất như pH, Chlorine Nippon để làm sạch nước, tiêu diệt vi sinh vật. Tuy nhiên, đây cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng nếu sử dụng hóa chất không đúng liều lượng khiến vi sinh vật vẫn tồn tại hoặc sử dụng quá liều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người bơi.

2. Dị ứng clo bể bơi – Các hóa chất trong nước

Các thành phần hóa học trong nước tồn lượng dư quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người bơi. Ở đây có thể là dị ứng clo bể bơi do tồn lượng lượng Clo dư trong nước vượt ngưỡng cho phép. Nguồn nước đạt chuẩn chất lượng, an toàn cho sức khỏe người sử dụng thì các thành phần hóa học trong nước phải đảm bảo đạt ngưỡng cho phép.

  • Độ pH: đạt chuẩn từ 7,2-7,8
  • Độ cứng canxi: khoảng 250 ppm
  • Điều chỉnh nồng độ Clo dư: 1-3 ppm
  • Độ kiềm: lý tưởng duy trì 80-150 ppm

>>> Tham khảo chi tiết tiêu chuẩn nước bể bơi tại: https://thietbibeboi.union.com.vn/blog/tieu-chuan-nuoc-ho-boi/

3. Cơ địa da người bơi nhạy cảm

Đây cũng là nguyên nhân rất phổ biến khiến tình trạng dị ứng xảy ra. Nếu bạn có một làn da hay nhạy cảm khi tiếp xúc với nước thì nên cẩn trọng trước khi bơi tại các hồ bơi kinh doanh, công cộng.

4. Số lượng người bơi đông

Vào dịp hè, nhu cầu giải quyết cơn nóng gia tăng, số lượng người bơi rất đông, diện tích hồ không đáp ứng được. Lượng bài tiết trên cơ thể người bơi gồm mồ hôi, phấn, son, tóc rụng,… cũng là yếu tố góp phần mang đến nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.

 

Nguyên nhân gây dị ứng nước hồ bơi

Nguyên nhân gây dị ứng

Tắm nước hồ bơi bị ngứa – đi bơi về bị nổi mẩn làm thế nào?

Với bệnh dị ứng da, cần có cách chữa kịp thời tránh cho da bị tổn thương nghiêm trọng. Lời khuyên là các bạn hãy đi khám kịp thời để biết nguyên nhân và cách điều trị phù hợp với bản thân. Nếu tình trạng dị ứng nhẹ thì có thể tự điều trị tại nhà bằng những phương pháp dưới đây.

1. Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng da không quá nghiêm trọng, bác sĩ khuyên chăm sóc tại nhà thì đầu tiên bạn hãy hạn chế tiếp xúc với nguồn nước gây dị ứng.

  • Chỉ nên lau người hoặc tắm bằng nước ấm pha với 1 ít muối, quất. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước trong thời gian dài.
  • Cố gắng không được gãi mạnh vào các chỗ ngứa vì khi đó sẽ làm xước da và để lại sẹo.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, rau xanh để tăng sức đề kháng.
  • Kiêng một số loại thực phẩm như hải sản, thịt bò, thịt gà, bia rượu… Những thực phẩm này sẽ khiến tình trạng dị ứng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn nhiều.

Điều trị dị ứng nước bể bơi tại nhà

Điều trị dị ứng tại nhà

 

2. Bôi kem trị dị ứng

Sau khi đi khám, thì bạn sẽ nhận được đơn thuốc để điều trị ngay tại nhà. Bạn nên thực hiện đúng giờ giấc, tắm rửa xong bôi kem trị dị ứng theo đúng liều lượng trên bao bì. Như thế sẽ giúp làn da giảm ngứa, cải thiện mẩn đỏ, mụn nổi, tránh lây lan khắp cơ thể.

Lưu ý: Cần sử dụng đúng liều lượng in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc bởi có thể gây ra các hiện tượng như ngộ độc thuốc, ảnh hưởng tới gan thận.

Bôi kem trị dị ứng

Bôi kem trị dị ứng sau mỗi lần vệ sinh

 

3. Thuốc dị ứng nước

Khi bị dị ứng, hàm lượng Histamin trong cơ thể tăng cao, để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc kháng Histamin như Dexchlorpheniramine, Hydroxyzine, Chlorpheniramine… Tuy nhiên loại thuốc này lại gây ra tình trạng buồn ngủ nhưng hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu ra loại thuốc kháng Histamin mới có thể khắc phục được nhược điểm gây buồn ngủ ở người sử dụng.

Lưu ý: Tuyệt đối không được tự tiện sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và được kê đơn đúng theo tình trạng bênh mới được sử dụng.

4. Tắm bằng các loại lá đông y

Việc kết hợp các loại lá đông y thảo dược, đun nước lên như lá khế, lá ổi, gừng, tía tô, hương nhu,… có đặc tính kháng khuẩn cao, làm lành vết thương nhanh chóng đem đi tắm sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng dị ứng.

Rửa bằng nước thảo mộc dân gian

Rửa bằng nước thảo mộc dân gian

 

5. Điều trị quang trị liệu

Đây là phương pháp khắc phục hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng nước nhanh chóng, hiệu quả cao. Tuy chi phí hơi sao, nhưng bù lại kiểm soát ngứa ngáy, lây lan tốt. Nhờ sử dụng ánh sáng nhân tạo PUVA và PUVB chiếu trực tiếp lên da tổn thương ức chế thụ thể histamin, làm lành nhanh chóng. Tuy nhiên không nên lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của người bệnh về lâu dài.

Điều trị dị ứng nước bể bơi bằng quang học

Điều trị dị ứng bằng quang học

 

Một số biện pháp phòng tránh dị ứng nước bể bơi

Để bạn không gặp phải tình trạng khó chịu này nữa thì cần lưu ý các điều sau: 

  • Nếu bạn bị dị ứng do cơ địa thì cách tốt nhất đó là tránh xa nguồn nước gây dị ứng, hạn chế đi bơi.
  • Nên bơi các cơ sở kinh doanh uy tín, sạch sẽ, được nhiều khách hàng review tốt.
  • Tránh các hồ bơi có số mật độ người bơi đông đáo, nhất là cuối tuần.
  • Sử dụng bình xịt bảo vệ da khỏi tác hại của Clo. Hoặc sử dụng kem dưỡng có vitamin C sẽ trung hòa được Clo hiệu quả.
  • Tắm rửa xà phòng, gội đầu kỹ càng, sạch sẽ tránh bị dị ứng sau mỗi lần bơi.
  • Khi bơi xong, cần thay bộ quần áo bơi và tắm tráng ngay. Tránh tình trạng mặc lâu trên người
  • Nếu phát hiện trên da có các dấu hiệu bị eczema như rỉ nước, ngứa đỏ có thể dùng kem chứa corticoid và ngừng đi bơi cho tới khi nào khỏi.

Trên đây, toàn bộ thông tin về vấn đề dị ứng nước hồ bơi và cách xử lý mà Union chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng kiến thức bổ ích trên giúp bạn có những biện pháp phòng tránh kỹ càng mỗi khi đi bơi giúp đảm bảo sức khỏe và có những buổi bơi lội bổ ích nhé.

Có thể bạn quan tâm báo giá các thiết bị bể bơi: https://thietbibeboi.union.com.vn/thiet-bi-be-boi/

 




Bài xem nhiều