Chống thấm bể bơi là gì? #4 Vật liệu chống thấm hồ bơi hiệu quả

26/02/2020 16:09 UTC - Lượt xem: 77101

Chống thấm bể bơi là khâu cực kỳ quan trọng trong thi công, ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng vận hành của thiết bị tại hồ bơi. Có những phương pháp chống thấm nào, áp dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây nhé!

Chống thấm hồ bơi là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi ảnh hưởng đến chất lượng công trình về lâu dài khi đưa vào hoạt động. Vậy có cách nào để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng thấm nước? Quy trình thực hiện ra sao? Cùng Union tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Chống thấm bể bơi đạt chuẩn

 

Chống thấm hồ bơi có vai trò gì?

Chống thấm là một quy trình có vai trò đặc biệt quan trọng khi xây dựng bể bơi, đặc biệt là đối với những công trình hồ bơi trên sân thượng hoặc trong nhà. Trong trường hợp thi công mà bỏ qua hoặc thực hiện bước chống thấm không đúng cách, sau một thời gian sử dụng nước bị ngấm phá hủy nền móng nhà. Đối với bể trên sân thượng, hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Bể bơi là công trình hoạt động và chịu áp lực lớn từ lượng nước liên tục và kéo dài.  Điều này dẫn đến tình trạng thành, đáy bể bị ngấm và gây rò rỉ nước ra bên ngoài. Chống thấm bể bơi chính là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, kéo dài tuổi thọ và chất lượng công trình. Để đảm bảo công trình sử dụng được lâu dài và không ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng khác.

Tùy vào tình trạng, diện tích bể mà chủ bể bơi cần lựa chọn phương pháp chống thấm sao cho phù hợp. Tiếp tục theo dõi các cách chống thấm ở phần sau của bài viết!

Tiêu chuẩn chống thấm bể bơi

Để chống thấm đạt hiệu quả, chất lượng tốt nhất, cần đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

  • Lớp chống thấm đảm bảo tuyệt đối cho từng loại vật liệu (cụ thể các bể bơi bê tông, vinyl,…)
  • Không bị áp lực hơi lên bề mặt thở để đảm bảo chất lượng sau khi thi công.
  • Vật liệu được liên kết chặt chẽ, chịu được áp lực nước lớn và chống thấm được liên tục trong suốt quá trình sử dụng.
  • Lớp chống thấm có thể chịu được nhiệt độ cao trong quá trình thi công đặc biệt đối với các bể bơi ngoài trời.
  • Vật liệu lựa chọn để thi công chống thấm không bị tác dụng bởi môi trường kiềm, axit hay chứa hóa chất như trong nước bể bơi.
  • Vật liệu chống thấm cũng cần có khả năng co ngót hoặc biến đổi linh hoạt.

Cách chống thấm bể bơi hiệu quả

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nguyên vật liệu có thể chống rò rỉ hiệu quả mà giá thành cũng không quá cao, điển hình như keo composite, sika, epoxy, intox… Cùng tìm hiểu các phương pháp sử dụng những nguyên vật liệu này để xử lý thấm hồ bơi ngay sau đây. Tham khảo thông tin chi tiết dưới đây!

1. Keo chống thấm hồ bơi composite

Composite là vật liệu cao cấp, được cấu tạo từ các sợi thủy tinh và Polyester kèm theo các chất phụ gia khác nhau. Loại vật liệu này được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là chống thấm bể bơi.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Làm sạch, vệ sinh bề mặt cần thi công chống thấm sao cho không có bụi bẩn, để đảm bảo độ bám dính và hiệu quả sau thi công
  • Bước 2: Phủ đều keo lên bề mặt đã chuẩn bị. Tra keo đều trên các vị trí góc cạnh và để trong 20 phút.
  • Bước 3: Phủ sợi thủy tinh chống thấm. Xác định kích thước sợi thủy tinh cần sử dụng vừa với diện tích bề mặt thi công. Trộn nhựa nền sau đó quét lớp sợi thủy tinh lên bề mặt sao cho không bị nhăn, phồng hay có không khí bên trong.
  • Bước 4: Kiểm tra bề mặt thi công bằng cách xem từng vị trí có bị lồi lõm không. Nếu thừa hãy dùng máy mài để cắt bớt, bị thiếu thì đắp thêm bột đá. Có thể tiến hành rải lớp cát sạch lên bề mặt để tạo độ nhám.

Ưu điểm:

  • Độ bền chắc chắn cao trong mọi thời tiết.
  • Dễ dàng thi công, tối ưu nhiều chi phí đầu tư về nguyên vật liệu.
  • Composite có khả năng kháng hóa chất, chống nước tốt nhờ các sợi thủy tinh bền bỉ.
  • Có độ cứng cao, chịu được nhiệt độ cao từ môi trường bên ngoài
  • Chống thấm tốt với tuổi thọ lên tới 20 năm

 

Thi công chấm thấm bằng composite

 

2. Chống thấm bể bơi bằng sika

Sika là một loại vữa chống thấm, cấu tạo từ gốc xi măng polyme cải tiến, 2 thành phần có độ sệt như hồ dầu dễ dàng thi công bằng bay hoặc phun. Sika là chất chống thấm tuyệt vời, là một dạng hợp chất có độ đàn hồi tốt, thi công dễ dàng, có tính ổn định cao. Sika latex cho hiệu quả che phủ các vết nứt cao, phù hợp sử dụng trong các bể bơi lớn nhỏ khác nhau.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh bề mặt, trộn sika với nước theo tỉ lệ 1:1 và 4 cân xi măng rồi tưới nước ẩm cho bề mặt tránh đọng nước.
  • Vệ sinh và làm sạch bề mặt thi công đảm bảo bề mặt bằng phẳng, không bụi bẩn và làm ẩm bề mặt thi công.
  • Dùng chổi cọ quét lớp đầu tiên theo định lượng 1.8kg/m2. Dùng xốp để làm phẳng bề mặt
  • Tiến hành thi công lần 1, sau 4 tiếng tiếp tục lớp thứ 2. Sau 24h tiến hành dán gạch với các chất kết dính phù hợp.

Ưu điểm

  • Khả năng thẩm thấu cực tốt, thi công dễ dàng, không đòi hỏi thợ chuyên nghiệp, thích hợp mọi bề mặt
  • Thi công đơn giản mà không cần sử dụng thêm nước
  • Độ bám dính cao đặc biệt đối với các bể bê tông vữa
  • Không bị ảnh hưởng bởi quá trình cacbonat tự nhiên
  • Khả năng chống thấm ổn định

 

Chống thấm bằng sika

 

3. Sơn chống thấm hồ bơi Epoxy

Sơn bể bơi chống thấm nổi bật nhất là loại sơn Epoxy. Sản phẩm có khả năng hạn chế sự ăn mòn, cho hiệu quả chống thấm cao. Epoxy là một loại sơn chống rò rỉ tạo màng liên tục, thành phần chính là polyurethane resin thích hợp cho mọi công trình. Sản phẩm có khả năng hạn chế sự ăn mòn, cho hiệu quả chống thấm cao.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh bề mặt chuẩn xác. Đổ bê tông đợi thời gian khoảng 2 tuần thì tiến hành.
  • Vệ sinh sạch sẽ lại 1 lần nữa rồi xả nhám và trám vá bề mặt thành, lòng bể. Làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn để tạo độ bám chắc cho sơn
  • Tiến hành sơn vật liệu chống thấm 2 thành phần, sử dụng sơn gốc dung môi lót lăn đều rồi thi công phủ 2 lớp màu với vật liệu sơn epoxy.
  • Phủ lớp sơn epoxy đầu tiên đợi từ 2-3h sau đó quét thêm 1 lớp chống thấm nữa.
  • Phủ màu sơn tùy ý để trang trí bể bơi, thường sử dụng màu xanh dương để tạo không gian mát mẻ, hài hòa.

Ưu điểm

  • Tăng độ bền độ bền và tuổi thọ sử dụng bề mặt, không độc hại,
  • Chống thẩm thấu tốt và bề mặt bóng mịn, thân thiện môi trường, dễ dàng thi công lắp đặt.
  • Chống thấm ổn định, hiệu quả tốt
  • Có khả năng kháng khuẩn tốt, chống UV và chống ăn mòn tốt
  • Chịu được áp lực nước cao và trọng tải lớn.

 

Chống thấm bằng sơn epoxy

 

4. Bạt chống thấm hồ bơi

Bạt chống thấm hay còn gọi là màng nhựa tự dính, được làm chất liệu nhựa ABS và bitum. Ở mặt sau của bạt có thêm 1 lớp chất dính, mặt trên có phủ  HDPE để bảo vệ và chống nước.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công, quét sạch các bụi mịn để tăng độ kết dính
  • Bước 2: Trải bạt với diện tích phù hợp với diện tích cần thi công
  • Bước 3: Dán bạt chống thấm sau đó trộn thêm hỗn hợp xi măng vữa quét lên để tạo 1 lớp bảo vệ cho bề mặt thi công chống thấm.

Ưu điểm:

  • Dán trên thành hay đấy bể bơi với độ dính chặt
  • Chịu lực tác động lớn, không bị tác động dưới nhiệt độ cao khi thi công ngoài trời.
  • Sử dụng được cho cả chống thấm thuận và chống thấm nghịch, chống ăn mòn tốt.

 

Bạt chống thấm hồ bơi

 

5. Chống thấm bể bơi với màng khò nóng

Với phương pháp này, màng khò chính là vật liệu chống thấm có tính ổn định tốt, có nhiều ưu điểm vượt trội được các khách hàng lựa chọn. Lớp chống thấm  này chủ yếu có công dụng giúp chống thấm nghịch từ ngoài và chống thấm thuận từ trong ra.

Hướng dẫn sử dụng đúng cách:

  • Bước 1: Vệ sinh, làm sạch bề để chuẩn bị thi công chống thấm
  • Bước 2: Phủ lên bề mặt thi công một lớp lót mỏng và đợi khô
  • Bước 3: Dán mang chống thấm lên bề mặt sau đó dùng gas để khò bề mặt để lớp chống thấm từ từ tan ra. Chỉnh lửa phù hợp để các màng nhanh chóng bám dính và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ưu điểm:

  • Chống thấm tốt, không bị tác dụng trong môi trường hóa chất
  • Thi công đơn giản, nhanh chóng
  • Đàn hồi tốt, có thể sử dụng trên nhiều bề mặt khác nhau
  • Chống UV, an toàn cho người sử dụng.

 

Chống thấm bể bơi với màng khò nóng

 

Quy trình chống thấm hồ bơi đạt chuẩn

1. Trong xây dựng

Đây là phương pháp chống thấm được thi công, thực hiện trong quá trình đang thi công xây dựng bể bơi. Cụ thể hơn, cần thực hiện chống thấm ngay khi mới xây xong, khi này cấu trúc của bể đã vững chắc, có thể chịu được áp lực nước lớn.

Chống thẩm bể trong quá trình xây dựng có thể sử dụng các phương pháp bằng Sika, Intoc, Composite hay Sơn chống thấm,…. Trong đó, sử dụng Sika là phương pháp phổ biến, các bước thực hiện như giống thi công Sika đã hướng dẫn ở trên.

Đặc điểm chung của các loại vật liệu chống thấm 2 thành phần là thường có gốc xi măng. Nên khi thi công chống thấm xong cần bảo dưỡng để tạo sự kết dính tốt cho lớp chống. Cụ thể bảo dưỡng như sau:

  • Phun nước liên tục lên bề mặt, sử dụng bạt nilon hoặc bao bì được làm ẩm để che phù và bề mặt
  • Dưỡng ẩm trong 3 ngày sau đó xả nước vào bể để kiểm tra.

 

Quy trình chống thấm bể bơi Trong xây dựng

 

2. Trong vận hành

Chống thấm khi vận hàng được chia thành 2 loại gồm chống thấm thuận và chống thống nghịch. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng rò rỉ nước bể bơi cụ thể:

  • Rò nước từ bể ra ngoài: nước từ bên trong bể bị thoát ra ngoài theo các khe nứt. Khi này cần sử dụng phương pháp chống thấm thuận để xử lý.
  • Nước từ ngoài ngấm vào bên trong bể: Các mạch nước ngầm chảy vào bể thông qua các vết nứt. Cần tiến hành phương pháp chống thấm nghịch để giải quyết.

 

Quy trình chống thấm bể bơi Trong vận hành

 

a. Quy trình chống thấm thuận

Đây là phương pháp áp dụng khi nước hồ bơi bị thoát ra ngoài. Quy trình thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tháo toàn bộ nước trong bể, sau đó tiến hành tìm và kiểm tra, đánh giá tình trạng vết nứt
  • Bước 2: Vệ sinh bề mặt, làm sạch rong rêu, cặn bẩn, dầu mỡ…
  • Bước 3: Dùng keo chống thấm chuyên dụng phù hợp với tình trạng vết nứt để bịt lại.
  • Bước 4: Đợi keo khô, sau đó tiến hành quét phụ gia Sika latex TH cho toàn bộ bề mặt
  • Bước 5: Phủ chất chống thấm 2 thành phần lên toàn bộ bề mặt

b. Quy trình chống thấm ngược

Ngược lại với hiện tượng thấm thuận, đây là trường hợp thường xuyên xảy ra ở các hồ bơi âm đất, hoặc các bể bơi ngầm, khi đó, nước từ các mạch ngầm sẽ qua các vết nứt vào bể bơi. Nếu không xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng tới kết cấu của bể.

Quá trình thực hiện:

  • Bước 1: Xả nước khỏi bể để dễ dàng kiểm tra và phát hiện các vết nứt, vệ sinh sạch sẽ bề mặt
  • Bước 2: Vệ sinh bề mặt, loại bỏ các đất cát, bụi bẩn và rêu tảo dính trên bề mặt
  • Bước 3: Tưới nước làm ẩm, sau đó quét phụ gia chống thấm lên bề mặt. Đợi phụ gia khô từ 2 – 5 giờ tùy vào điều kiện thời tiết, sau đó tiến hành quét thêm hỗn hợp chống thấm hai thành phần.
  • Bước 4: Tùy vào tình trạng vết nứt mà chủ đầu tư có thể gia cố thêm lớp bê tông quanh bể để ngăn chặn triệt để nước từ các mạch ngầm thấm vào.

Lưu ý khi thi công chống thấm bể bơi

  • Trộn vật liệu đủ dùng, hết lại trộn tránh trường hợp trộn nhiều quá không thi công hết.
  • Không nên thi công dưới thời tiết khắc nghiệt như ánh nắng mặt trời,…
  • Xả nước vào hồ sau 3 ngay hoàn thiện thi công.

Như vậy, Chống thấm hồ bơi là bước vô cùng quan trọng trong thi công hồ bơi. Bạn nên tiến hành chống thấm ngay trong quá trình xây dựng công trình để đạt được hiệu quả tốt nhất, tiết kiệm chi phí và thời gian. Mọi thông tin thắc mắc, quý vị xin hãy liên hệ ngay tới Hotline của Union để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất!

 




Bài xem nhiều