Tại sao nước hồ bơi có màu xanh? Nguyên nhân và cách xử lý
Tại sao nước hồ bơi có màu xanh?Nước bể bơi màu xanh là tình trạng dễ gặp trong quá trình vận hành bể. Tình trạng này gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe người bơi. Trong bài viết này, Union sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý nước bể bơi bị xanh dứt điểm.
Tại sao nước hồ bơi có màu xanh?
Tại sao nước hồ bơi có màu xanh? Đó là trong nước có nhiều rêu tảo. Khi rong rêu hoặc tảo xuất hiện nhiều, nước trong bể dần dần chuyển màu từ xanh ban đầu hơi mờ sang xanh đậm và đục hẳn đi trông thấy. Nếu quan sát thật kĩ dưới đáy có thể thấy được lá rong rêu tảo trôi nổi trong nước
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này!
#1. Bể bơi có nhiều chất hữu cơ
Chất hữu cơ là nguồn tự nhiên có thể là từ lá cây, rác thải hữu cơ mà người sử dụng để lại tạo môi trường lý tưởng cho rêu tảo phát triển. Có thể tránh tình trạng này bằng cách thường xuyên chú ý làm vệ sinh hồ bơi, không trồng cây xung quanh bể
#2. Thiếu hàm lượng Clo trong hồ bơi
Khi ta xử lý nước bể bơi với hàm lượng Clo quá ít, không đủ do đó chất này sẽ không thể tiêu diệt được lượng rong rêu tảo vi khuẩn có trong hồ mà nó còn sinh sôi, nảy nở mạnh mẽ hơn làm nước bể chuyển màu xanh. Hoặc trong trường hợp, nồng độ pH quá cao làm giảm tác dụng của clo, chính vì vậy, việc kiểm tra và cân bằng pH và clo là vô cùng cần thiết.
#3. Tia UV kết hợp với nước chứa nhiều dinh dưỡng cho rêu tảo
Nước bị ô nhiễm, chứa nhiều các chất hữu cơ kết hợp với tia uv mạnh chiếu vào do đó là điều kiện thuận lợi phát triển sự sinh sôi , phát triển của rong rêu trong bể.
#4. Bể bơi chứa quá nhiều Axit Cyanuric
Hàm lượng clo không đủ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng axit cyanuric xuất hiện trong bể bơi và khiên cho nước bể chuyển sang màu xanh. Tình trạng nước hồ bơi chuyển sang màu xanh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đây Union sẽ thông tin đến bạn giải pháp xử lý hiệu quả nhất.
Hình ảnh nước hồ bơi màu xanh
Xử lý nước bể bơi bị xanh – Quy trình hiệu quả nhất
Để xử lý triệt để tình trạng này, bạn cần xử lý thường xuyên và đủ các bước. Cách thức thực hiện như sau
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
- Dụng cụ làm sạch: bộ cặn hút bể bơi bao gồm sào nhôm, bàn hút, chổi cọ, ống mềm hút cặn, vợt vớt rác.
- Hóa chất xử lý cần có: hóa chất clo
- Bộ test nước:để đo nồng độ pH và hàm lượng clo.
Bước 2: Kiểm tra chỉ số pH và Clo
Kiểm tra các chỉ tiêu pH và clo bằng cách sử dụng bộ test nước bằng giọt nhỏ nước lấy từ bể lên. Tiến hành mở nắp ống nghiệm sau đó nhỏ 3-4 giọt nước nắp đỏ ghi pH, tương tự với lọ ghi Cl. Đậy nắp ống nghiệm và lắc so sánh màu ở cột xem mức độ bị nhiễm ở trên bảng ghi mặt sao. Kiểm tra bộ lọc đảm bảo hoạt động ổn định, vận hành êm ái.
Hình ảnh bộ test nước
Bước 3: Tiến hành vệ sinh
Lấy chải cọ, cọ thật mạnh vào các tường thành bể bơi giúp tối ưu không gian, thời gian, sức lực dọn dẹp. Trong quá trình lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đối với bể bơi composite thì nên sử dụng chải sợi nhựa, còn bể bơi bê tông lựa chải thép là hợp lý nhất.
Bước 4: Thêm liều lượng để sốc clo
Chọn hóa lượng hóa chất Chlorine bột hoặc clo viên để sốc và từ từ thấm hóa chất vào nước đúng quy định và hướng dẫn rồi tiến hành đổ đều xung quanh hồ bơi chạy máy bơm lọc tít nhất 24h
Bước 5: Kiểm tra bể bơi ngày hôm sau
Khi ta tiến hành sốc clo thì tảo chết sẽ chuyển sang màu trắng hoặc màu xám lơ lửng tàn giữa nước hoặc lắng đọng dưới đáy bể bể. Đo lại chất lượng nước lần nữa với các chỉ tiêu: nếu lượng clo > 2-5ppm thì hãy duy trì mức này trong ngày sau đó và ngược lại nếu thấp hơn thì liên hệ ngay với các chuyên gia xử lý để giúp bạn.
Bước 6: Tiến hành cọ sạch quanh bể và hút sạch tảo
Tiến hành chà lại 1 lần nữa cọ sạch sẽ tường và đáy hồ. Trong trường hợp bể bơi có quá nhiều tảo gặp khó khăn khi hút thì ta có thể dùng thêm trợ lắng PAC tạo sự lắng đọng dưới đáy bể. Sử dụng bộ cặn hút đáy bể hút trọn vẹn các rong rêu tảo dưới đáy
Bước 7: Vệ sinh bình lọc cát và cân bằng hóa học nước bể
Tiến hành tháo lõi lọc ra và làm sạch đường ống ở áp suất cao. Cần bằng các lượng hóa chất trong bể bơi phù hợp nhất.
- Độ pH: đạt chuẩn từ 7,2-7,6
- Độ cứng canxi: khoảng 250 ppm
- Điều chỉnh nồng độ clo dư: 1-3 ppm
- Độ kiềm: lý tưởng duy trì 80-150ppm.
Xem thêm bài viết khác:
Lưu ý khi xử lý nước hồ bơi bị xanh
- Tuyệt đối không thêm bất kỳ loại hóa chất nào khác vào hồ bơi nếu chưa được sự tư vấn từ các chuyên gia
- Khi sốc Clo vào bể cần mang đồ bảo hộ như găng tay, kính, mũ. Tránh tiếp xúc trực tiếp với Clo sẽ gây ho, kích ứng da…
- Khi pha hóa chất cần hòa hóa chất vào nước chứ không được làm ngược lại.
- Không được pha các loại hóa chất với nhau
Biện pháp phòng tránh
- Nên kiểm tra thường xuyên định kỳ các chỉ tiêu pH và hàm lượng Clo hợp lý nhất.
- Sử dụng các hóa chất diệt rêu tảo ngăn ngừa, không cho cơ hội phát triển của rong rêu.
- Tiến hành vệ sinh bằng hóa chất hồ bơi hàng tuần để mang lại cho nguồn nước xanh, sạch, đẹp.
- Loại bỏ photphat ra khỏi nước và đảm bảo hạn chế các nguồn cấp phốt phát trong nước.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân tại sao nước hồ bơi màu xanh cũng như cách xử lý nước bể bơi bị xanh hiệu quả nhất. Ngoài ra, công ty cổ phần Union là đơn vị chuyên cung cấp các loại hóa chất chuyên dụng xử lý khi nước hồ bơi bị ô nhiễm. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn vui lòng liên hệ hotline: 0888176539.