Hướng dẫn cách xử lý nước bị nhiễm sắt

09/03/2020 08:56 UTC - Lượt xem: 66795

Xử lý nước bị nhiễm sắt, nước có màu vàng như thế nào nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả? Tình trạng nước nhiễm sắt gây ảnh hưởng tới sức khỏe và các hoạt động thường ngày tại hồ bơi. Cùng theo dõi chia sẻ quy trình xử lý của chuyên gia Union dưới đây!

Hướng dẫn cách xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt hiệu quả - Union

 

Nước nhiễm sắt là gì?

Sắt hòa tan trong nước ở dạng hóa trị II không đổi màu của nước. Nhưng khi nước ngầm được bơm lên tiếp xúc với không khí, sắt II kết hợp với oxy hoặc được oxy hóa tạo thành sắt III. Sắt III kết tủa trong nước có màu vàng hoặc nâu đỏ. Hiện tượng nước bị màu vàng chính là hiện tượng nước bị nhiễm sắt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nước nhiễm sắt này:

  • Nguồn nước cung cấp bị nhiễm sắt
  • Do ô nhiễm môi trường
  • Do hệ thống đường ống hoặc thiết bị kém chất lượng, rỉ sét…

Nhận biết nước bị nhiễm sắt như thế nào?

  • Nhận biết qua mùi tanh, Fe2+ có mùi tanh khiến bạn dễ dàng nhận biết thấy rất khó chịu.
  • Nhận biết qua màu sắc nước, khi tiếp xúc với không khí Fe2+ chuyển hóa thành Fe3+ tạo kết tủa đỏ nâu làm cho nước có màu vàng hoặc nâu đỏ.
  • Nhận biết qua thức ăn: Nước bị nhiễm sắt sẽ làm cho hương vị của món ăn mất đi mùi tự nhiên, màu sắc. Khiến cho các món ăn trở nên mất ngon, rất khó ăn…

Hoặc có thể kiểm tra dễ dàng bằng nguyên vật liệu dễ kiếm:

  • Bằng nhựa chuối: lấy một ít nước cho vào cốc rồi nhỏ một ít nhựa chuối. Quan sát bằng mắt thấy nước ngả sang màu đậm thì nước bể bơi bị nhiễm sắt.
  • Bằng nước chè: đổ nước chè vào cốc đựng nước bể bơi. Quan sát bằng mắt nước chuyển sang màu tím thì nguồn nước đã bị nhiễm sắt.

 

Hình ảnh nước bể bơi bị nhiễm sắt

 

Nước bị nhiễm sắt có tác hại gì?

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe

  • Mức độ dư thừa sứt trong nước quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Lượng dư thừa sắt trong cơ thể có thể gây đột biến gen khi hệ tiêu hóa hấp thụ quá nhiều.
  • Gây tổn thương gan, tim thậm trí là tiểu đường
  • Gây cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, giảm cân, một vài trường hợp có thể đau khớp
  • Làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn tới các vấn đề về da như mụn hoặc nám da.

2. Ảnh hưởng đến thiết bị, vật dụng

  • Nước bị nhiễm sắt nếu không được khắc phục kịp thời dẫn tới việc làm tắc nghẽn các đường ống nước.
  • Khó vệ sinh khi các lớp bẩn bị han gỉ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nước bể bơi bị đục? Nguyên nhân và cách xử lý [HIỆU QUẢ]

Xử lý nước nhiễm sắt đúng cách hiệu quả

Tìm nguyên nhân gây ra tình trạng bể bơi bị nhiễm sắt từ đó có phương án khắc phục phù hợp.

1. Đối với nước bể bơi

Kiểm tra lại nguồn cung cấp, xử lý nước trước khi cung cấp vào bể bơi. Kiểm tra lại hệ thống tuần hoàn nước và vệ sinh sạch sẽ. Thay thế các thiết bị cũ hỏng rỉ sét bằng thiết bị inox… Để loại bỏ sắt ra khỏi hồ bơi đúng cách, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, hãy thực hiển chuẩn các bước xử lý nước bể bơi đúng cách dưới đây:

 

Các bước xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt

 

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

  • Dụng cụ vệ sinh bể bơi
  • Bộ test hóa chất nước
  • Hóa chất xử lý sốc clo
  • Hóa chất trợ lắng

Bước 2: Kiểm tra và cân bằng hóa chất nước bể bơi

Trước khi xử lý nước bể bơi cần phải kiểm tra nồng độ các hóa chất trọng nước. Sau đó đưa về mức chuẩn để hóa chất phát huy được tác dụng. Nếu chỉ số pH không nằm ở mức chuẩn (7,2 – 7,6)  thì cần phải cân bằng độ pH trước khi xử lý nước nhiễm sắt.

Kiểm tra các chỉ tiêu pH và clo bằng cách sử dụng bộ test nước bằng giọt nhỏ nước lấy từ bể lên.

  • Nếu nồng độ PH cao hơn ngưỡng chuẩn dùng các hóa chất pH-, HCL hoặc phèn nhôm để cân bằng lượng pH trong nước
  • Nếu đồng độ PH thấp hơn ngưỡng chuẩn cần dùng các hóa chất pH+, Xút vảy NAOH, Soda Na2CO3 hoặc thực hiện sốc Clo cho bể bơi

 

Hóa chất Xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt

 

Bước 3: Tiến hành xử lý bằng hóa chất

> Xử lý nước hồ bơi bị nhiễm sắt bằng Chlorine bột khử trùng nước bể bơi

Là một trong những hóa chất được biết đến với tên gọi clo bột. Công dụng ưu việt khử trùng diệt khuẩn, diệt rêu tảo đồng sunfat, và xử lý nước bị nhiễm sắt

 

Chlorine bột khử trùng nước bể bơi

 

Cách dùng: xác định nồng độ clo dư trong nước và đo nồng độ pH 7.2-7.6. Hòa tan bột chlorine 70 liều lượng 5g/m3 rồi rải đều bể bơi đồng thời máy lọc luôn bật trong 4 tiếng. Duy trì hàng ngày 200-300g/m3, với bể bơi lớn thì 1-3 lần/ngày.

> Hóa chất Chlorine Nippon xử lý nước bể bơi nhiễm sắt

Cách dùng: xác định nồng độ clo dư trong nước và đo nồng độ pH 7.2-7.6. Hòa tan bột chlorine 70 liều lượng 5g/m3 rồi rải đều bể bơi đồng thời máy lọc luôn bật trong 4 tiếng. Duy trì hàng ngày 200-300g/m3, với bể bơi lớn thì 1-3 lần/ngày.

 

Hóa chất Chlorine Nippon xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt

 

Ngoài  cách dùng của 2 loại hóa chất trên pha  thủ công ta có thể dùng bảng điều khiển bể bơi để hỗ trợ quá trình xử lý nước bể bơi tăng thêm tính hiệu quả như bảng điều khiển hóa chất HCCPHCLA Kripsolchâm hóa chất clo bán tự động.

Bước 4: Sử dụng trợ lắng PAC

Sử dụng trợ lắng PAC tiêu diệt cơ hội phát triển mầm bệnh làm sạch nước đồng thời bổ trợ cho quá trình xử lý nước bể bơi.

Cách dùng: tiến hành pha loãng trợ lắng này theo các tỉ lệ: 1-4g.m3 ứng với nước đục 50-400mg/l, 5-6g/m3 ứng nước đục trụng bình 500-700mg/l, 7-10g/m3 ứng nước đục cao 800-1200mg/l.

 

Trợ lắng PAC xử lý nước hồ bơi bị nhiễm sắt

 

Bước 5:  Vệ sinh bể bơi ngày hôm sau

Sau quá trình xử lý nước bị nhiễm sắt, thì sắt tảo và các chất bẩn lắng đọng lại dưới đáy bể. Lúc này sử dụng bộ thiết bị vệ sinh bể bơi tiến hành vệ sinh sạch sẽ tường và đáy hồ.

Bước 6: Vệ sinh bình lọc cát và cân bằng hóa học nước bể

Tiến hành vệ sinh bình lọc cát và cân bằng các lượng hóa chất trong bể bơi về mức chuẩn.

2. Đối với nước sinh hoạt

a. Sử dụng bể lọc, chứa nhiều ngăn

Sử dụng bể lọc nhiều ngăn trong đó ngăn lắng là khoang có thể tích lớn nhất. Khi nước nhiễm sắt tiếp xúc với không khí thì sẽ bị oxy hóa, kết tủa và sẽ lắng một phần trong ngắn lắng. Tiếp đó phần sắt bị nhiễm còn lại sẽ được xử lý trong ngăn lọc.

b. Sử dụng máy lọc nước hiện đại

Hiện nay có nhiều thiết bị lọc nước hiện đại với công nghệ lọc tân tiến mới nhất. Những thiết bị này sau khi xử lý nước thì có thể uống trực tiếp tại vòi mà không cần đun sôi.

c. Xử lý nước nhiễm sắt bằng tro bếp

Cách này rất tốn công sức mà không xử lý hoàn toàn sắt có trong nước được. Tro bếp được cho vào nước với tỷ lệ 5 – 10g/lít nước, ngâm khoảng 15 phút. Phương pháp này được lưu truyền từ xa xưa, mặc dù có vẻ hiệu quả nhưng không thực sự tốt cho sức khỏe.

Như vậy là quá trình xử lý nước nhiễm sắt rất đơn giản phải không nào. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn xử lý thành công tình trạng nước bể bơi màu vàng. Nếu có vấn đề thắc mắc cần tư vấn giải đáp, hãy liên hệ Union – Hotline 0888 176 539.

 




Bài xem nhiều