Cách xuất phát khi bơi - Kỹ thuật xuất phát trong bơi lội [Chuẩn]

17/08/2020 16:22 UTC - Lượt xem: 109376

Cách xuất phát khi bơi có vai trò rất quan trọng. Kỹ thuật xuất phát chuẩn không chỉ giúp ta có tốc độ lướt nước nhanh mà nó còn là yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng trong các cuộc thi bơi. Vậy xuất phát như thế nào là đúng kỹ thuật? Hãy cùng Union tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Cách xuất phát khi bơi chuẩn kỹ thuật

 

Cách xuất phát khi bơi quan trọng như thế nào?

Trong các cuộc thi bơi lội, để đạt được thành tích cao thì việc trang bị các kiến thức, kỹ năng, sức khỏe là vô cùng quan trọng. Và yếu tố bạn không thể bỏ qua đó là cách xuất phát khi bơi.

Kỹ thuật xuất phát khi bơi, trong thi đấu chỉ cần xuất phát chậm hay nhanh 0.1 giây cũng sẽ làm thay đổi thứ hạng chung cuộc. Khi bạn chuẩn bị tốt về mọi mặt, thực hiện đầy đủ chi tiết động tác, tự tin bật nhảy thì tốc độ lướt nước sẽ rất nhanh, rút ngắn thời gian bơi lội so với đối thủ khác, mang đến kết quả tốt nhất.

Dưới đây là các kinh nghiệm bổ ích được các huấn luyện viên bơi lội hàng đầu chia sẻ. Mời quý bạn đọc tham khảo.

Kỹ thuật xuất phát trong bơi lội có mấy kiểu

Kỹ thuật xuất phát có hai loại chính

  • Xuất phát trên bục: áp dụng cho các thể loại bơi bướm, bơi tự do, bơi ếch, bơi hỗn hợp cá nhân, bơi tiếp sức tự do)
  • Xuất phát dưới nước: áp dụng cho thể loại thi bơi ngửa

Trong kỹ thuật xuất phát trên bục lại có thể chia thành hai loại:

  • Kỹ thuật xuất phát bám bục
  • Kỹ thuật xuất phát vung tay

Kỹ thuật xuất phát trên bục khi bơi thi đấu

Khi xuất phát bám bục, có hai phương pháp phổ biến là xuất phát cân bằng (hai chân bằng nhau) và tư thế chân trước, chân sau (chân thuận để lên trước). Trong thi đấu chuyên nghiệp, cách hai là sự lựa chọn tối ưu bởi khả năng tạo đà và bật xa hơn so với cách thứ nhất.

Tham khảo mẫu bục xuất phát được sử dụng trong thi đấu chuyên nghiệp: Bục nhảy bể bơi 1 bậc SPS

1. Kỹ thuật xuất phát bám bục

Có ba cách bám bục:

  • Bám bục chính diện
  • Bám bục cạnh bục
  • Bám cạnh bục đổ thân người về trước

#1. Tư thế xuất phát cân bằng

  • Bước lên bục xuất phát: điều chỉnh cả hai chân hướng về phía bể bơi, tự làm quen, thích nghi và đánh giá mức độ ổn định của bục và tạo cảm giác thực tế đem đến sức bật tốt nhất.
  • Tư thế chuẩn đứng trên bục: thực hiện đặt hai chân rộng bằng vai và song song bằng nhau. Đảm bảo trọng lượng cơ thể được phân bổ đều giữa hai chân.

Trong tư thế cân bằng, chân của bạn hơi chùng xuống nhằm tạo đà, đồng thời các ngón chân bám vào mép tạo điểm khi bật nhảy.

 

Tư thế chuẩn đứng trên bục

Hình ảnh minh họa

  • Cúi xuống, duỗi hai tay về phía trước và nắm lấy mép trước: có thể đặt tay ở vị trí bên trong hoặc bên ngoài bàn chân làm sao bạn cảm thấy thoải mái nhất. Song song đó, bạn nên nghiêng về phía trước một chút.
  • Giữ đầu nằm giữa hai đầu gối, nên chuẩn bị vị trí cằm đặt trên ngực, đó là tư thế chuẩn bị tốt nhất chờ tiếng còi báo bật nhảy.

 

Kỹ thuật xuất phát khi bơi chuẩn

Hình ảnh minh họa

b. Tư thế chân trước chân sau

Tùy thuộc bạn thuận chân nào, thì đặt nên phía trước, mở rộng bằng vai. Chân không thuận đặt phía sau, bàn chân sẽ để vào vị trí đạp nhảy , khi đó đầu gối chân sau sẽ tạo độ rộng hơn 90 độ. Khi đó các ngón chân trước sẽ bám vào mép bục thi đấu nhằm tạo lực tối đa nhất khi bật nhảy và trọng lượng cơ thể phân bổ đều lên cả 2 chân nhằm đảm bảo tính cân bằng, ổn định

 

Tư thế xuất phát khi bơi chân trước chân sau

Hình ảnh minh họa

Bên cạnh đó, vị trí tay và cánh tay cũng rất quan trọng. Hai tay đưa ra nắm chặt mép phía trước của bục, trong đó ngón tay cái bạn đặt làm sao cho bạn thấy thoải mái, tăng khả năng tạo lực cho vận động viên.

 

Đặt tay và cánh tay vào mép bục

Hình ảnh minh họa

c. Hoàn thiện tư thế chuẩn bị

  • Nâng hông: cả 2 tư thế trên dều cần đảm bảo nâng hông lên cao nhất, đồng thời khi đó điều chỉnh đầu tới vị trí gần đầu gối giúp bạn cố định trọng tâm và cung cấp cho bạn lợi thế tốt nhất để bật nhảy xa.
  • Vào vị trí, chuẩn bị tư thế sẵn sàng tốt nhất đợi tiếng còi bắt đầu.

d. Bật nhảy

Khi nghe được hiệu lệnh sẵn sàng xuất phát, các vận động viên bắt đầu gập gối, tay bám chắc vào mép bục người hơi lùi về sau lấy đà (chú ý hông nên di chuyển lên cao và vai di chuyển về phía trước). Khi có tiếng còi hoặc tiếng súng báo hiệu xuất phát, chỉ cần bật nhảy, vung tay lao về phía trước (2 động tác này cần thực hiện đồng thời để tạo tư thế cân bằng cho cơ thể khi tiếp nước).

  • Góc độ thích hợp khi đạp chân chính là sự kết hợp hoàn chỉnh với độc tác thân người tạo lên tổng hợp lực theo cấu trúc các khớp cổ chân, gối, hông hình thành góc liên hợp của xương đến trực tiếp điều khiển hướng co duỗi và tăng hiệu quả nhóm cơ.
  • Góc bật nhảy tốt nhất là 30 – 45 độ. Các vận động viên cần dựa vào chiều cao của bục xuất phát để có góc bật nhảy hợp lý. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến đường bay, nhảy góc quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm khoảng cách bay lại. Gây bất lợi cho vận động viên

 

Tư thế bật nhảy khi xuất phát bơi

Hình ảnh minh họa

e. Tư thế tiếp nước

Khi rời khỏi bục cần giữ nguyên tư thế đầu thấp hơn vai, hai tay duỗi thẳng. Trên đường bay, trước khi tiếp xúc với nước, hai tay duỗi thẳng ra trước, móc hai ngón cái lại với nhau và hơi chúc xuống dưới.

Tư thế thân người sẽ phụ thuộc độ lao sâu khi tiếp nước và tư thế nhảy trên không. Nếu tiếp nước nông sẽ nổi lên mặt nước sớm, quảng lướt nước ngắn, tốc độ giảm, không nhanh, tư thế này chỉ áp dụng khi xuất phát bơi trườn sấp cư ly ngắn.

Khi tiếp nước thì tay sẽ vào nước trước, sau đó đến đầu, thân người và cuối cùng là chân. Nên để hai bàn chân nhọn, mông căng, cằm tựa vào ngực, mắt nhìn xuống đáy và hai tay “khóa” thẳng sau gáy để tạo dáng hình thoi khi lướt nước. Duy trì tư thế đó đến khi tốc độ lướt nước xấp xỉ tốc độ bơi thì tiên hành động tác bơi.

 

Tư thế lướt nước

 

Kỹ thuật xuất phát khi bơi dưới nước (bơi ngửa)

1. Tư thế chuẩn bị

Nhìn chung tư thế này đòi hỏi góc bật nhảy lớn hơn so với xuất phát trên bục, từ đó có cách vung tay thích hợp nhất, sẽ giúp tư thế xuất phát dưới nước của bạn nhanh hơn. Quan trọng khi bật nhảy, thân người sau khi đổ về phía trước thì đồng thời mở khớp hông.

2. Bật nhảy

Do cơ thể đang ở dưới nước nên khi bật nhảy, không cần bật quá cao và mạnh, làm sao vừa đủ giúp cơ thể có đà lướt nước nhanh, tốc độ nhất.

 

Kỹ thuật xuất phát bơi ngửa dưới nước

Kỹ thuật xuất phát dưới nước

3. Lướt nước

Bởi góc độ lướt nước lớn do đó thân người sẽ vào nước sâu. Sau khi tay vào nước, nên lập tức nâng tay, ngón tay bắt đầu duỗi thẳng về phía trước. Đồng thời khi chân vào nước, chân thực hiện động tác ép mạnh xuống dưới làm cho cơ thể nhanh chóng chuyển thành tư thế ngang bằng với với nước sẽ giúp lướt nước nhanh chóng.

 

Kỹ thuật lướt nước khi bơi ngửa

 

Lưu ý khi xuất phát dưới nước: khi vào nước nên làm cho mặt chắn nước của tay, đầu, cột sống, đùi tương đối nhỏ. Kỹ thuật vào nước này sẽ giúp có một điểm xuất phát nhanh, tốc độ, lướt nước xa.

Các lỗi thường gặp khi xuất phát bơi

  • Người quá thẳng, hoặc nằm song song với mặt nước sẽ tăng diện tích tiếp xúc với nước. Gây rát vùng da bụng và ngực khi tiếp nước. Đồng thời giảm hiệu quả khi xuất phát bơi
  • Cong chân khi tiếp nước, tăng diện tích tiếp xúc với mặt nước. Tạo lực cản lớn khi tiếp nước làm giảm hiệu quả xuất phát bơi
  • Sau khi bật nhảy dáng người cắm quá sâu. Như thế sẽ giảm hiệu quả xuất phát, đồng thời rất nguy hiểm khi bể không sâu. Đặc biệt nguy hiểm với người mới bơi

Cách xuất phát khi bơi chuẩn kỹ thuật sẽ giúp các bạn có kết quả tốt trong các cuộc thi. Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm bổ ích được Union tổng hợp lại. Nếu bạn không biết cách nhảy xuống hồ bơi như thế nào, hãy cẩn thận mà xuống nước bằng cầu thang inox bể bơi. Chúc các bạn thành công!

Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn về các loại bục xuất phát hồ bơi nhập khẩu, chất lượng cao xin vui lòng liên hệ theo hotline: 0888.176.539 để đặt hàng.

 
 




Bài xem nhiều