Cách cứu người đuối nước nhanh chóng - an toàn

03/11/2020 17:54 UTC - Lượt xem: 54854

Đuối nước là gì? Làm thế nào để biết một người có bị đuối hay không, nguyên nhân tình trạng này là làm sao? Và cách cứu người đuối nước như thế nào an toàn và hiệu quả? Chăm sóc nạn nhận khi đưa lên bờ thế nào? Cùng tham khảo ngay trong bài viết này nhé.

Cách cứu người bị đuối nước

 

Đuối nước là gì? 

Đuối nước là tổng hợp những hành vi mất kiểm soát của người ở môi trường nước. Bao gồm các hành động theo bản năng và phản xạ vô điều kiện khi người bơi mất bình tĩnh và bối rối khi không biết bơi hoặc kiệt sức khi bơi lội. Phản ứng đuối nước bản năng của con người, thường kéo dài trong khoảng thời gian 20 – 60 giây trước khi đuối sức, uống nhiều nước và chìm xuống nước.

Trong giai đoạn đầu của đuối nước, người bơi thường rất ít khi giữ được bình tĩnh. Khi đó, theo bản năng người đuối nước thường vùng vẫy hai tay để trồi thoát lên mặt nước. Phản xạ hô hấp khiến người đuối nước uống nước vào bụng hoặc sặc nước và một lượng nước rất ít đi thẳng vào phổi.

Qua giai đoạn tiếp theo, một lượng nhỏ nước xâm nhập vào khí quản gây ra một cơn co thắt cơ bắp sẽ chặn đường hô hấp và ngăn không cho cả không khí lẫn nước đi vào khí quản. Khi này, người đuối nước sẽ rất nhanh bị đuối sức và rất dễ bị bất tỉnh. Khi bị sặc nước, người đuối nước khó có thể kêu la ra tiếng để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Giai đoạn cuối cùng, nếu không có ai cứu giúp kịp thời, người đuối nước nhanh chóng mất ý thức do thiếu oxy, tiếp theo là ngừng tim. Ở giai đoạn cuối người đuối nước bị ngừng tim thì vẫn có cơ hội cứu sống nếu được cứu hộ nhanh chóng và sơ cứu hiệu quả. Tỷ lệ sống phụ thuộc rất lớn vào thời gian bị chìm vào trong nước.

Trong tiếng Anh, đuối nước là “drowning” hoặc “drown”.

Cách xác định người bị đuối nước

Nhân viên cứu hộ và những người khác được huấn luyện trong giải cứu học cách nhận ra người chết đuối bằng cách quan sát những biểu hiện khác thường của người dưới  bể bơi. Có thể xác nhận chính xác người bị đuối nước qua một số dấu hiệu dưới đây:

  • Người đuối nước thường kêu cứu để tìm kiếm sự giúp đỡ
  • Hai tay vùng vẫy liên tục, giơ lên đập xuống, vừa gây sự chú ý từ người khác
  • Người đuối nước ngoi ngóp trên mặt nước lúc chìm, lúc ngẩng.
  • Nhận thấy miệng luôn hướng ở trên mặt nước, và không thể tự giải cứu mình.

Mặt khác, có nhiều trường hợp đuối nước mà trông họ như đang tập thở dưới nước, người nằm úp sấp trên mặt nước, không cử động. Do đó, khi nhận thấy một vài dấu hiệu bất thường thì nên nhanh chóng xử lý, giúp đỡ họ tránh để khoảng thời gian quá lâu sẽ làm người bơi chết đuối do thiếu oxy để thở. Nạn nhân cần được cứu giúp nhanh chóng đưa lên bờ và thực hiện cấp cứu. Với nạn nhân đuối nước thì mỗi giây, mỗi phút đều rất quý giá.

Nguyên nhân bị đuối nước chủ yếu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đuối nước:

  • Chủ quan, quá tự tin vào bản thân khi vui chơi dưới nước
  • Không khởi động trước khi bơi
  • Bị chuột rút khi đang vui chơi, bơi lội
  • Đuối sức khi đang bơi
  • Say nắng
  • Không may ngã xuống nước mà không biết bơi
  • Kiệt sức do vui đùa quá trớn…

 

Hình ảnh người có dấu hiệu bị đuối nước

 

Cách cứu người bị đuối nước an toàn

Vây làm sao để cứu người bị đuối nước trong những trường hợp như vậy một cách an toàn? Tùy từng trường hợp và khả năng bơi lội của bản thân mà bạn có thể lựa chọn một trong các phương pháp chính của cứu đuối là:

1. Kêu gọi sự hỗ trợ

Nếu bạn là người không biết bơi thì tuyệt đối không lao người xuống cứu, sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân. Mặt khác, nếu không có kỹ năng cứu hộ trong trường hợp này cũng không nên tùy tiện hành động thiếu suy nghĩ, cho dù bạn biết bơi. Việc bơi ra cứu người đuối nước mà không biết cách chính xác sẽ gây nguy hiểm cho bản thân lẫn người đuối nước.

Trường hợp tốt nhất là kêu cứu, hô thật to cho mọi người xung quanh chú ý. Nhanh chóng tìm người giúp đỡ gần đó, tránh để thời gian quá lâu. Còn trong trường hợp nguy hiểm hơn, khi người bị đuối nước nằm úp mặt xuống nước thì cần gọi ngay dịch vụ y tế khẩn cấp.

 

Kêu gọi sự hỗ trợ khi không biết bơi

 

2. Khi nạn nhân đuối nước gần bờ, gần thành bể

Khi người bị đuối nước ở gần phía thành hồ bơi thì bạn hãy thực hiện động tác nằm sấp trên thành bể bơi. Đồng thời hai chân dang rộng đảm bảo bạn đang ở vị trí thăng bằng. Rất nguy hiểm khi rướn người quá mức về phía bể bơi. Tiếp theo bạn với tay của người bơi và hô thật to sao cho người bị nạn nhìn hoặc nghe thấy. Nếu không tới tầm tay thì có thể dùng chân để duỗi về phía nạn nhân, tay bám vào vật chắc chắn để tránh bị kéo xuống nước. Cách này sẽ dễ dàng và hiệu quả nếu có thêm người, một người duỗi chân, một người níu.

Lưu ý nói to, rõ ràng để nạn nhân nghe thấy. Không nên cứu nạn nhân khi đang đứng hoặc ngồi, có thể bạn sẽ bị lôi xuống nước.

 

Nằm sấp trên thành bể bơi để kéo người bị đuối nước lên bờ

 

 

3. Sử dụng sào nhôm hoặc móc kéo để kéo người đuối nước lên

Trường hợp nạn nhân ở giữa bể thì hãy dùng sào nhôm hoặc gậy, dây, mái chèo… Và chuẩn bị sẵn sàng, tư thế đứng của bạn phải vững, chắc, đảm bảo khoảng cách với bể một khoảng an toàn nhất định. Rồi giữ thật chắc để nạn nhân có thể nắm lấy và gọi cho người đuối nước bám vào. Sào nhôm không chỉ là công cụ hỗ trợ trong quá trình dọn dẹp vệ sinh mà nó còn là thiết bị cứu hộ bể bơi rất hữu hiệu.

 

Sử dụng sào nhôm để kéo người bị đuối nước lên bờ

 

4. Ném phao cứu hộ xuống cho nạn nhân

Khi người đuối nước ở quá xa bạn, giữa hồ bơi thì hãy nhanh chí tìm kiếm xung quanh xem có áo phao, phao bơi hay đệm nổi rồi ném đến cho nạn nhân. Lưu ý khi ném phao bạn không hướng trực tiếp đến phía người bị nạn mà cần quan sát hướng gió, dòng nước trước khi ném.

Khi chuẩn bị ném bạn lên báo cho nạn nhân biết bạn chuẩn bị ném và họ cần phải nắm nó. Trường hợp không chính xác hoặc người kia không thể nắm lấy, bạn hãy kéo phao lên và thử sử dụng các thiết bị khác nhằm đảm bảo đưa phao đến gần vị trí người bị đuối nước nhất.

 

Ném phao cứu hộ cho nạn nhân

 

5. Trực tiếp nhảy xuống cứu

Cách bơi cứu người đuối nước như thế nào để an toàn cho bản thân?

Tìm phao hoặc áo phao và dây thừng, sau đó buộc một đầu vào phao, một đầu vào ngang hông. Bạn nên thực hiện bơi sải để nhanh chóng tiếp cận và ném phao chính xác về phía nạn nhân. Sau khi nạn nhân bám được vào phao, hãy bơi thẳng về bờ, kéo nạn nhân phía sau. Thường xuyên ngoảnh lại và kiểm tra tình trạng và giữ khoảng cách an toàn với nạn nhân.

Trong trường hợp không có phao, người bơi ra cứu phải hết sức cẩn thận. Vì khi đuối nước nạn nhân vùng vẫy, dùng hai bay bấu và kéo người cứu và khiến cả hai cùng đuối nước. Do đó nên bơi ra sau nạn nhân, tiến cận từ từ, chọn thời điểm tiếp cận phù hợp, túm và bơi kéo nạn nhân vào bờ.

Cách kéo người nạn nhận có nhiều kiểu, chủ yếu phải giữ mặt nạn nhân trên mặt nước, giúp nạn nhân có thể thở. Bao gồm các cách sau:

  • Túm tóc
  • Vòng một tay qua nách và đẩy cằm nạn nhân ngửa lên
  • Vòng hai tay qua nách và đẩy cằm nạn nên ngửa lên
  • Dùng hai tay áp vào tai, đỡ đầu nạn nhân ngửa lên
  • Vòng tay qua nách và bám vào bắp tay còn lại của nạn nhân

Khi đã cố định được nạn nhân bằng tay, sử dụng bơi ếch kéo nạn nhân vào bờ. Nên chú ý thể lực bản thận, tránh bị đuối sức khi kéo nạn nhân vào bờ.

Xem cách bơi cứu nạn nhân đuối nước có tại video:

 

Cách chăm sóc nạn nhân khi đưa lên bờ

#1. Kiểm tra đường thở – hô hấp – tuần hoàn của nạn nhân

Nên gọi ngày xe cấp cứu 115 và tiến hành kiểm tra một số bộ phận cơ bản trên cơ thể nạn nhân như hệ thống hô hấp có đang hoạt động bình thường không. Trường hợp họ không thở thì bắt mạch cổ tay hoặc phía bên cổ. Thời gian bắt mạch trong khoảng 10 giây.

Kiểm tra mạch cho nạn nhân

 

#2. Hồi sức tim phổi

Trường hợp nếu không bắt được mạch đập cần tiến hành hồi sức cho tim phổi ngay lập tức. Bạn hãy đặt gót tay của mình lên giữa ngực nạn nhân hoặc đặt cả hai tay. Thực hiện ép tim 30 lần với tần số 100 lần/phút. Ấn sâu khoảng 5cm, để ngực trở lại bình thường sau mỗi lần ép. Khi đó kiểm tra xem nạn nhân đã thở được chưa.

⇒ Lưu ý:

  • Không ấn vào xương sườn của nạn nhân
  • Nếu nạn nhân là trẻ nhỏ, đặt 2 ngón tay lên xương ức rồi ấn sâu khoảng 4cm.

Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân

 

#3. Hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân không tự thở được

Trường hợp bạn được đào tạo bài bản về hồi sức tim phổi thì thực hiện chính xác việc hô hấp nhân tạo. Khi ấy, hãy để cổ nạn nhân ngửa và nâng cằm lên. Kẹp mũi lại, áp miệng của mình vào miệng nạn nhân, thực hiện 2 lần, mỗi lần 1 giây. Khi đó, bạn nên theo dõi để đảm bảo ngực nạn nhân vẫn nở ra bình thường. Thực hiện hô hấp nhân tạo 2 lần sau 30 lần ép tim. Hãy tiếp tục làm như vậy cho đến khi bệnh nhân tự thở được hoặc khi nhận được sự trợ giúp của đội ngũ y tế.

Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách cứu người đuối nướcUnion biên soạn. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp quý bạn đọc có thể xử lý được những trường hợp không may xảy ra khi đi bơi hoặc đi tắm biển nhé.

Union là đơn vị chuyên cung cấp các loại máy bơm bể bơi, bình lọc bể bơi, đèn chiếu sáng hồ bơi. Nếu quý khách hàng có nhu cầu xin vui lòng liên hệ theo hotline: 0888.176.539 để được tư vấn.

 




Bài xem nhiều