Độ đục, TSS và độ trong của nước là gì? Ứng dụng cho bể bơi

19/06/2021 10:58 UTC - Lượt xem: 103690

Độ đục, TSS (Tổng chất rắn hòa tan) và độ trong của nước là gì? Những thông số này được biết đến là những chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng của nước. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của những thông số này ách đo lường như thế nào trong bài viết sau. Bắt đầu cùng Union ngay nào!

Độ đục, TSS và độ trong của nước là những tham số quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Vậy chúng có nghĩa là gì và có vai trò như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

 

độ đục, tss và độ trong của nước

 

Độ đục là gì?

1. Khái niệm

Độ đục (Turbidity) của nước gây ra bởi một số lượng lớn vật chất khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường , tương tự khói thuốc trong không khí. Các vật chất có trong nước bao gồm nhiều loại có thể là bụi bẩn, khoáng chất đến các sinh vật phù du, tảo, vi khuẩn… Độ đục trong nước phụ thuộc lượng ánh sáng bị tán xạ bởi các vật chất lơ lửng trong nước. Nếu càng nhiều vật chất – độ đục lớn thì ánh sáng càng bị tán xạ nhiều.

Độ đục của nước là một chỉ số quan trọng đối với chất lượng nước, có thể dễ dàng nhận thấy nước đục hoặc trong bằng mắt thường. Nhưng không thể đánh giá được độ đục bằng con số cụ thể nếu không có dụng cụ chuyên biệt.

Độ đục cũng được áp dụng cho các chất rắn trong suốt như thủy tinh hoặc nhựa. Trong sản xuất nhựa, độ đục được định nghĩa là phần trăm ánh sáng bị lệch hơn 2,5° so với hướng ánh sáng tới.

Về đơn giản, độ đục được hiểu là sự giảm độ trong của một chất lỏng do sự có mặt của các chất không tan.

2. Tầm quan trọng của độ đục

Độ đục có vai trò quan trọng trong quản lý môi trường để xác định nước có ô nhiễm không. Ví dụ sau những trận sạt lở đất, bão lũ, nhiều ao hồ đã bị vẩn đục và ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều sinh vật. Độ đục cũng có thể gây ức chế quang hợp bằng cách cản ánh sáng mặt trời. Từ đó ảnh hưởng đến mức độ oxy trong nước. Các vi sinh vật như thực vật phù du, động vật dưới nước sẽ càng sống sót khó khăn. 

Độ đục còn là chỉ số đánh giá nước tiêu chuẩn cho nguồn nước sinh hoạt hàng ngày. Những chất ô nhiễm như thuỷ ngân, chì, kim loại, vi khuẩn có thể bám vào các hạt lơ lửng trong nguồn nước và mang theo mầm mống bệnh tật nguy hiểm. 

Ngoài ra, kiểm soát độ đục còn là yếu tố cần thiết trong ngành công nghiệp. Nhiều nhà máy sản xuất cần nguồn nước sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để đảm bảo nguồn nước an toàn sử dụng, cần loại bỏ độ đục và đảm bảo tuân thủ theo những tiêu chuẩn, quy định của chính phủ. Chính vì vậy cần đo độ đục để xác định biện pháp khắc phục thích hợp.

3. Cách xác định độ đục

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6184 : 2008 CHẤT LƯỢNG NƯỚC – XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỤC. Các cách đo độ đục trong nước như sau:

  • Đo độ đục sử dụng ống thử độ trong (áp dụng cho nước tinh khiết hoặc nước ít bị ô nhiễm)
  • Đo độ đục sử dụng đĩa thử độ trong Secchi (đặc biệt thích hợp với nước mặt).
  • Phương pháp đo bức xạ khuyến tán, áp dụng cho nước có độ đục thấp (ví dụ như nước uống). Độ đục theo phương pháp này tính bằng đơn vị neuphelo formazin (FNU); kết quả từ 0 FNU đến 40 FNU. Tùy thuộc vào thiết kế của dụng cụ có thể áp dụng cho khoảng nước có độ đục cao hơn.
  • Phương pháp đo sự suy giảm của thông lượng bức xạ, thích hợp hơn với nước có độ đục cao (ví dụ nước thải hoặc nước bị ô nhiễm). Độ đục đo theo phương pháp này tính bằng đơn vị suy giảm formazin (FAU). Khoảng kết quả từ 10 FAU đến 4000 FAU.

Các đơn vị đo độ đục bao gồm Formazin Turbidity Unit (FTU), Formazin Nephelometric Units (FNU), Jackson Turbidity Unit (JTU), Nephelometric Turbidity Units (NTU).

 

cách đo độ đục của nước

 

4. Nguyên nhân gây ra độ đục

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra độ đục của nước bao gồm

  • Thực vật phù du
  • Tảo và một số thực vật thuỷ sinh.
  • Xói mòn, sạt lở làm đất bị xáo trộn và đi vào nguồn nước.
  • Các chất cặn ở tầng đáy.
  • Nước thải từ hoạt động xây dựng, khai thác công nghiệp và khu dân cư.

 

nguyên nhân gây ra độ đục

 

5. Cách xử lý độ đục

Có nhiều phương pháp xử lý độ đục cho nước, chủ yếu là các cách sau đây:

  • Sử dụng hóa chất có tác dụng keo tụ, kết tủa các vật chất có trong nước.
  • Sử dụng hệ thống lọc nước ví dụ như bể lọc, bể lắng hoặc máy lọc nước hiện đại. Quá trình này sẽ loại bỏ các vật chất làm đục có trong nước.

TSS là gì? 

1. Khái niệm

TSS là viết tắt của Total Suspended Solids nghĩa là tổng chất rắn lơ lửng. TSS được hiểu là trọng lượng khô của các hạt không hòa tan trong nước bị giữ lại bởi lưới lọc. Đây là các hạt rắn lớn hơn 2 micro trong nước, những hạt nhỏ hơn 2 micron được gọi là chất rắn hoà tan. TSS có nhiều dạng hầu hết ở dạng vô cơ. Tuy nhiên, cũng có dạng hữu cơ như tảo và một số loại vi khuẩn, thậm chí là động thực vật. Khi động vật, thực vật bị phân huỷ thì những hạt hữu cơ từ chúng sẽ tách ra và đi vào nước ở dạng chất rắn lơ lửng. 

TSS là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sử dụng để đo lường chất lượng nước thải sau khi xử lý tại một nhà máy xử lý nước. TSS trước đây được gọi là dư lượng không thể lọc (NFR), nhưng đã được thay đổi thành TSS bởi vì sự không rõ ràng trong các ngành khoa học khác. (Theo Wikipedia)

Theo TCVN 5981:1995 (ISO 6107-2: 1989) xác định tổng chất rắn hòa tan trong nước bao gồm:

  • Chất rắn hoà tan: Các chất còn lại sau khi lọc và làm bay hơi đến khô của một mẫu dưới những điều kiện xác định
  • Chất rắn có thể lắng được: Phần của chất rắn ban đầu lơ lửng có khả năng loại bỏ được sau một thời gian để lắng nhất định, trong những điều kiện nhất định.
  • Chất rắn lơ lửng: Chất rắn loại được bằng lọc hoặc li tâm trong những điều kiện nhất định
  • Chất rắn toàn phần: Tổng số chất rắn hoà tan và chất lơ lửng
  • Huyền phù keo: Huyền phù chứa các hạt bình thường tích điện và không lắng được nhưng có thể loại bỏ được bằng phương pháp keo tụ

 

TSS là gì

 

2. Tác hại của TSS

TSS là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Dựa trên TSS, các nhà nghiên cứu cũng sẽ phân loại ra các mức độ nước khác nhau. Nhìn chung:

  • Chất rắn lơp lửng không phân hủy: ảnh hưởng trực tiếp, nguy hại đến với môi trường.
  • Chất rắn lơ lửng phân hủy cần lượng oxy lớn để phân hủy. Do đó, nó có thể làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Mặt khác, nếu trong môi trường thiếu oxy thì trong nước sẽ xảy ra quá trình phân hủy yếm khí tạo ra H2S và CH4 gây phát sinh mùi hôi, ô nhiễm môi trường.

Lượng TSS cao đem lại các vấn đề chi tiết như sau:

  • Nhiệt độ nước bề mặt nước tăng, khiến lượng oxy hòa tan vào nước giảm. Lượng oxy giảm ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của hệ sinh vật trong nước.
  • TSS ảnh hưởng khá lớn trong thủy sản, ví dụ như hạn chế tầm nhìn, nấm mang, suy giảm chức năng đề kháng và sinh trưởng của cá.
  • Ảnh hưởng quá trình phát triển của ấu trùng, các loại trứng thủy sinh vật.
  • Ngăn cản ánh sáng truyền xuống đáy nước, từ đó suy giảm quá trình quang hợp các loài thực vật.
  • Làm ô nhiễm nước, không khí và môi trường xung quanh.

3. Cách đo TSS

Đo TSS là đo khối lượng của các chất rắn lơ lửng bằng cách tách chúng ra khỏi dung dịch. Có hai phương pháp đo TSS bao gồm:

a) Đo TSS trong phòng thí nghiệm

Thực hiện bằng ống nghiệm, tổng chất rắn lơ lửng TSS sẽ được tính bằng công thức:

Tổng chất rắn lơ lửng = Tổng chất rắn – Chất rắn hoà tan

Dựa trên công thức, tiến hành đo tổng chất  rắn và tổng chất rắn hoà tan để tính được TSS. 

b) Phương pháp sử dụng dụng cụ 

Một số thiết bị đo TSS phổ biến như PTH 090 Palintest, Model 711,… Sử dụng thiết bị đo sẽ đưa ra kết quả rất chính xác và nhanh chóng.

4. Cách xử lý TSS cao

Để xử lý nước có độ TSS cao có thể thực hiện bằng hai cách:

  • Cách 1: Sử dụng bộ lọc nước
  • Cách 2: Sử dụng hóa chất hóa chất tạo lắng như phèn nhôm, alumina hydroxide, vôi,… Kết hợp bổ sung vi sinh vật giúp phân huỷ các chất rắn lơ lửng.

 

cách xử lý TSS cao

 

Độ trong của nước là gì? 

Độ trong của nước là một đặc tính vật lý được xác định bởi độ sâu khi ánh sáng mặt trời xuyên qua trong nước. Nước càng trong thì càng nhìn thấy độ sâu của nước.  Độ sâu mà ánh sáng chiếu tới gọi là vùng photic. Nước càng trong thì vùng photic sẽ càng sâu. Vùng photic này có độ sâu tối đa là 200m.

Độ trong của nước sẽ tùy thuộc vào khả năng hấp thụ ánh sáng của nước. Ngoài ra, độ trong cũng bị ảnh hưởng từ số lượng hạt lơ lửng và các chất rắn hoà tan trong nước.

 

độ trong của nước là gì

 

So sánh giữa độ đục, TSS và độ trong của nước

Độ đục và TSS đều liên quan đến các hạt lơ lửng trong nước. Còn độ đục và độ trong đều là đặc tính của nước được đo trên sự tán xạ ánh sáng. Cả ba thông số này đều bị ảnh hưởng bởi các vật chất có trong nước.

Độ đục tương quan với tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhưng đo độ đục không giống như đo tổng chất rắn lơ lửng (TSS). Độ đục không bao hàm chất rắn ở dưới đáy nước, còn TSS là tổng các chất rắn lơ lửng trong nước, gồm cả chất rắn lắng đọng. Các phép đo TSS là phép đo trọng lượng để xác định khối lượng chất rắn được tách ra khỏi dung dịch chất lỏng. 

Phương pháp đo độ đục có thể ảnh hưởng bởi các chất hữu cơ tạo ra màu do chúng có khả năng hấp thụ ánh sáng. Vậy nên đôi lúc khó để đo chính xác độ đục. Tuy nhiên, TSS lại có thể đưa ra số liệu cụ thể các chất rắn lơ lửng trong một thể tích nước. Bên cạnh đó, độ trong của nước có thể ảnh hưởng bởi cả chất rắn lơ lửng, chất rắn hoà tan,… Độ trong là phép đo chủ quan nhất trong 3 tham số đo chỉ xác định bởi mắt người.

Độ đục và TSS ảnh hưởng tới độ trong của nước.

Cách xử lý nước đục cho bể bơi

Hiện tượng nước bể bơi bị đục có thể do nhiều nguyên nhân:

1. Yếu tố thời tiết, con người

  • Số lượng người bơi quá đông khiến bể không thể đáp ứng được, nguồn nước bị đục bởi mồ hôi, mỹ phẩm,…
  • Không dọn vệ sinh theo đúng định kỳ, thời gian không liên tục thường xuyên.
  • Thời tiết mưa lớn, bão, giông lốc kéo theo nhiều bụi bẩn vào hồ bơi.

2. Ảnh hưởng trực tiếp từ thiết bị lọc

  • Hệ thống thiết bị lọc lâu ngày chưa được vệ sinh, dẫn tới giảm hiệu quả làm việc của bình lọc cát và hệ thống đường ống cũng chứa nhiều chất bẩn gây đục nước.
  • Lựa chọn thiết bị lọc có công suất không phù hợp với diện tích bể dẫn tới quá tải, sử dụng lâu năm chưa kiểm tra định kỳ thay thế.
  • Các thiết bị để lâu ngày không được vận hành sử dụng.

3. Sử dụng hóa chất sai liều lượng

  • Không đúng liều lượng, quá nhiều hoặc quá ít cũng dẫn tới mất cân bằng hóa học trong hồ bơi, gây vẩn đục nước.
  • Sử dụng không đúng hóa chất cần thiết gây ra các vấn đề độ pH cao, nồng độ Clo quá thấp, độ cứng canxi cao, nước hồ bơi chứa nhiều kim loại nặng,…

Vậy xử lý tình trạng này như thế nào, các bạn tham khảo chi tiết trong bài viết: https://thietbibeboi.union.com.vn/blog/nuoc-be-boi-bi-duc/

Trên đây là những thông tin về độ đục, TSS, độ trong của nước. Union hi vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về những chỉ số quan trọng này.  

 




Bài xem nhiều